Phân bố Khỉ vàng

Khỉ vàng này có thể sống trong điều kiện dao động rất lớn của nhiệt độ môi trường, lượng mưa cũng như độ cao. Từ vùng rất lạnh tới vùng nóng gần 50 C, từ nơi rất khô tới nơi có lượng mưa hàng năm 10000 mm và từ độ cao so với mặt nước biển tới 3050m. Chúng thích sống trong các khu rừng nguyên sinh, thứ sinh, rừng khô, rừng hỗn giao, rừng tre nứa, rừng ngập nước, rừng thưa nhiệt đới, rừng thông, cây bụi, rừng ẩm nhiệt đới, gần khu nông nghiệp. Chúng sống tới độ cao 3000m. Nước là yếu tố ngăn cản của sự phân bố[3].

Việt Nam, trước năm 1975, phân loài này còn gặp rất phổ biến ở các khu rừng các tỉnh phía Bắc tới Tây Nguyên trên diện tích ước tính khoảng >20.000km2. Từ năm 1975 trở lại đây tình trạng của phân loài thay đổi rõ rệt. Số lượng quần thể giảm mạnh. Số lượng tiểu quần thể hiện nay khoảng 50 do nơi cư trú bị xâm hại, rừng bị chặt phá, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp và đây là đối tượng săn bắt để lấy thịt, nấu cao, buôn bán và xuất khẩu. Từ năm 1962, khỉ vàng bắt đầu được nuôi theo phương pháp bán tự nhiên tại trại chăn nuôi đảo Rều, khỉ vàng tổ chức nhân nuôi với số lượng hàng nghìn con để sản xuất vacxin từ đó đảo Rều có một vương quốc khỉ vàng quần tụ sinh sống. Hơn 1.000 con khỉ vàng được nuôi trên đảo Rều phục vụ sản xuất văcxin và các công trình nghiên cứu y học. Đây là những chú khỉ được nuôi để sản xuất văcxin bại liệt và phục vụ nhiều công trình nghiên cứu y học[7].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khỉ vàng http://www.gibbons.de/main/papers/pdf_files/2004as... http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai... http://vnexpress.net/photo/thoi-su/dao-nuoi-khi-hi... http://www.iucnredlist.org/details/12554/0 http://www.thiennhien.org/loai-linh-truong/khi/khi... http://www.baoquangninh.com.vn/xa-hoi/phong-su/201... http://www.nhandan.com.vn/khoahoc/item/28743602-na... http://kiemlamangiang.gov.vn/medicinalplants.aspx?... http://m.nguoiduatin.vn/tiet-lo-bi-mat-cua-khi-chu... http://suckhoedoisong.vn/vao-noi-te-thien-dai-than...